Chuột rút khi mang thai: Những điều mẹ bầu nên biết

chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai là nỗi kinh hoàng những khi thức giấc vào ban đêm của bà bầu. Tìm hiểu cách phòng tránh cũng như xử lý tốt sẽ giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề này nữa.

“Mình bị chuột rút với tần suất khá nhiều. Mỗi lần đau là chảy cả nước mắt, không nhúc nhích gì được luôn. Có cách nào giải quyết tình trạng này không?”. Một thắc mắc phổ biến đối với bà bầu, đặc biệt là từ 3 tháng giữa của thai kỳ trở đi.

Chuột rút khi mang thai – Hiện tượng này xuất phát từ đâu?

Những thay đổi rõ rệt của cơ thể khi vào tam cá nguyệt thứ 2 là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chuột rút khi mang thai. Lúc này đây hệ cơ của mẹ phải chịu một trọng lượng rất lớn, kích thước tử cung giãn nở lớn lên tạo nên một áp lực đè nén đối với tĩnh mạch chủ tại chân hoặc vùng xương chậu. Chính vì những điều này khiến cho máu lưu thông không còn thuận tiện, dẫn đến hiện tượng tụ máu tại tĩnh mạch chủ.

chuot-rut-khi-mang-thai

Ngoài ra thai nhi lớn dần kéo theo việc sử dụng canxi trong cơ thể mẹ nhiều hơn. Một số mẹ có thể bị thiếu canxi và dư thừa phốt pho trong máu cũng sẽ dễ bị chuột rút hơn so với thông thường.

Làm thế nào khi gặp hiện tượng chuột rút khi mang thai?

Nếu bị chuột rút vào ban đêm, mặc dù rất đau nhưng bà bầu cũng hãy cố gắng áp dụng cách xử lý như sau:

Cố gắng duỗi thẳng chân ra càng nhiều càng tốt. Kéo chân song song với mặt đất và uốn đầu ngón chân về phía trước được nhiều nhất có thể.

Mẹ bầu có thể nhờ chồng dùng ngón tay trỏ ấn vào lòng bàn chân cho đến khi nào cơn đau chuột rút thuyên giảm. Sau khi đỡ đau, mẹ hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng và lúc đấy mới xoa bóp tại chỗ đau.

Tuyệt đối không xoa bóp ngay lập tức vào vùng chuột rút vì trong một số trường hợp cơn đau có thể xuất phát từ việc cục máu đông bị tắc nghẽn mạch. Nếu mẹ bị chuột rút quá thường xuyên thì nên đi khám để kiểm tra khả năng tắc nghẽn mạch tại chân.

Mẹ bầu có thể bị chuột rút sau khi quan hệ chăn gối

Một số mẹ sẽ gặp hiện tượng chuột rút như thể đông cứng vùng bụng lại sau khi quan hệ chuyện ấy. Đôi khi hiện tượng này còn đi kèm với đau lưng. Tuy vậy bà bầu có thể yên tâm rằng đây là triệu chứng bình thường và không hề gây nguy hiểm đối với thai nhi. 

Khi làm chuyện ấy, máu đưa đến vùng xương chậu sẽ nhiều hơn bình thường. Do đó mà bà bầu dễ bị chuột rút tại vùng bụng. Nếu gặp hiện tượng này, mẹ chỉ cần nhờ chồng xoa nhè nhẹ sau lưng. Cách này sẽ giúp cho các cơ vùng xương chậu được từ từ giãn ra và mẹ sẽ không còn cảm thấy quá khó chịu.

chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai – 5 cách giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng này

tác dụng của âm nhạc với thai nhi

Để phòng tránh hiện tượng khó chịu này, bà bầu có thể áp dụng đồng thời các cách sau thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút rất hiệu quả.

  • Bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Uống nhiều nước, đặc biệt là vào ban ngày sẽ giúp cho các cơ không bị căng cứng, dễ dẫn đến tình trạng chuột rút.
  • Tăng cường canxi trong bữa ăn hàng ngày. Từ những tháng thứ 4 trở đi, bà bầu cần một lượng canxi nhiều hơn thông thường để nuôi bé cũng như cung cấp cho hệ xương của mình. Vì vậy các thực phẩm như sữa không đường, sữa chua, các loại hạt, súp lơ, cá nhỏ, tôm, nước cam và đậu nành cần được thêm vào trong thực đơn của bà bầu.

chuot-rut-khi-mang-thai

  • Tắm bước nước ấm trước khi đi ngủ. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn và thoải mái, phòng tránh được chuột rút hiệu quả hơn.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên. Mẹ bầu không nên ngồi, nằm hay đứng quá lâu. Các hoạt động tại chỗ trong thời gian dài sẽ càng khiến máu bị tụ lại, gây ra tắc nghẽn mạch máu, khiến cho bà bầu dễ bị chuột rút hơn.
  • Ngâm chân bằng muối và thảo dược trong nước ấm. Đây là một trong các cách rất hiệu quả để kích thích tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn. Nếu bà bầu chịu khó ngâm chân thường xuyên trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ vừa ngủ ngon, phòng tránh được phù nề cũng như hiện tượng chuột rút.
tai nghe thai nhi Tiptop Kid Music

Gửi phản hồi